top of page

A. Hoàn cảnh lịch sử, văn hóa
- Cách mạng tháng tám thành công, mở ra kỉ nguyên mới cho dân tộc, khai sinh 1 nền văn học mới gắn liền với lí tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội

- Đường lối lãnh đạo văn nghệ của Đảng đến nền văn học thống nhất

- Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc kéo dài 30 năm, công cuộc xây dựng cuộc sống mới ở Miền Bắc -dẫn đến tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới văn học nghệ thuật

- Nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu

- Giao lưu xã hội còn hạn chế, chịu tiếp xúc và ảnh hưởng của văn hóa các nước xã hội chủ nghĩa ( trung quốc, Liên Xô...)

 

B. Các chặng đường 
1. Chủ đề chính

a. 1945 -1954
+ Niềm vui sướng, hồ hởi đặc biệt khi đất nước giành độc lập

+ Phản ánh cuộc kháng chiến chống Pháp, khám phá sức mạnh của quần chúng nhân dân, niềm tự hào, niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến

b. 1954 - 1965
+ Ngợi ca công cuộc đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước

+ Nỗi đau chia cắt và ý chí thống nhất đất nước

c. 1965 - 1975
+ Ngợi ca tinh thần yê
u nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng

2. Đặc điểm cơ bản qua các thời kì
a. 1945 đến 1975

a.1 - Nền văn học gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước tập trung vào 2 chủ đề chính : Tổ Quốc và Chủ nghĩa xã hội
* Biểu hiện

+ Nền văn học kiến tạo theo mô hình "văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em nhà văn là chiến sĩ trên mặt trận đó".

+ Đề Tài Tổ quốc: thể hiện và giải quyết mâu thuẫn xung đột ta >< địch trên cơ sở đạt lợi ích Tổ Quốc, dân tộc lên hàng đầu

Nếu được ta có thể nêu thêm dẫn chứng là 1 câu văn, thơ nào đó, ví dụ như:


"Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng

Ôi! Tổ quốc, nếu cần ta chết
Trong mỗi ngôi nhà, ngọn núi, dòng sông."


* (Trích bài thơ: "Sao Chiến Thắng - Chế Lan Viên")

- Nhân vật trung tâm: chiến sĩ trên mặt trận vũ trang : dân quân, du kích, thanh niên xung phong
 * Có thể nêu dẫn chứng như:

"Hoan hô anh giải phóng quân
Kính chào anh- con người đẹp nhất

Lịch sử bên anh chàng trai chân đất
Sống hiên ngang, bất khuất trên đời


Như Thạch Sanh thế kỉ hai mươi

Một dây ná, một cây chông cũng tiến công giặc Mỹ."

......

+ Đề tài Chủ nghĩa Xã hội: Hình ảnh những con người mới, quan hệ mới giữa những người lao động, sự hòa hợp giữa cái riêng và cái chung, cá nhân và tập thể

a.2. Nền văn học hướng về đại chúng

* Biểu hiện

+ Cái nhìn mới của người sáng tác về nhân dân : Đất nước là của nhân dân ( như bài Đất nước)

+Đại chúng là đối tượng hướng tới, cũng là nguồn bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học

+ Nội dung : Quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động, những bất hạnh trong cuộc đời cũ, niềm vui sướng tự hòa về cuộc đời mới, khả năng cách mạng và phẩm chất anh hùng, xây dựng hình tượng người quần chúng cách mạng.

+ Hình thức : Ngắn gọn, dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, ngôn ngữ trong sáng, bình dị

a.3. Nền văn học mạng khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
* Biểu hiện

- Khuynh hướng sử thi
+ Đề cập đến những vấn đề, sự kiện có ý nghĩa lịch sử gắn với số phận chung của toàn dân tộc : Tổ Quốc còn hay mất, độc lập hay nô lệ

+ Nhân vật tiêu biểu cho lí tưởng chung của dân tộc, kết tinh những phẩm chất cao đẹp của cộng đồng ( Chị Út Tịch, chị Trần thị Lý, anh giải phóng quân, bà mẹ đao hầm,...)

+ Nhà văn nhìn ngắm, miêu tả cuộc đời dân tộc, thời đại. Con người được khai phá chủ yếu ở khía cạnh bổn phận, trách nhiệm nghĩa vụ công dân, ý thức chính trị

+ Lời văn mang giộng điệu ngợi ca, trang trọng ,đẹp, tráng lệ, hào hùng.

- Cảm hứng lãng mạn

+ Khẳng định phướng diện lí tưởng của cuộc soogns mới, vẻ đẹp của con người mới.

+ ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của đất nước

C. Khái quát Văn học Việt Nam từ 1975 đến hết TK XX
1. Hoàn cảnh lịch sử văn hóa xã hội

- Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứ nước thắng lợi ( 1975) thời kì độc lập, tự do, thống nhất đất nước được mở ra

- Đất nước đối mặt với vô vàn khó khăn, thử thách, đặc biệt về kinh tế do hậu quả chiến tranh

- Từ 1986, chuyển sang nền kinh tế thị trường, điều kiện giao lưu văn hóa rộng mở, văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển

Khái quát Văn học Việt Nam từ CM tháng 8 đến hến thế kỷ XX

Bản quyền Website thuộc về Đỗ Vĩnh Khoa

  • Wix Facebook page
  • Wix Twitter page
  • Wix Google+ page
  • YouTube Classic

Kết nối Facebook

Kết nối Twitter



​Kết nối Google Plus



Kênh riêng trên Youtube

bottom of page